Biến dạng mặt đất TPHCM - Khai thác nước ngầm bừa bãi, khắc phục không đơn giản!

Công Ty TNHH MTV Xử Lý Nước Việt Mỹ chuyên tư vấn lắp đặt dây chuyền lọc nước tinh khiết đóng bình tại mọi miền đất nước : TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Phú Yên, Bạc Liêu, Đăk Lắk, Quảng Nam, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai, Bình Thuận, Vũng Tàu, Lâm Đồng, Hậu Giang, Cần Thơ ....
Với đội ngũ kĩ thuật chuyên nghiệp tận tình, chu đáo sẽ mang lại sự yên tâm cho Quý Khách hợp tác. Trân Trọng!

Tìm giải pháp khắc phục tình trạng “loạn” khai thác nước ngầm gây sụt lún, hạ thấp mực nước ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là bài toán không đơn giản đối với các cấp các ngành của thành phố khi mà mức độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh và nhu cầu dùng nước từ nguồn nước ngầm ngày càng tăng theo cấp số nhân.

Giếng khoan tăng nhanh, mặt đất biến dạng

Theo Sở TN&MT TP.HCM, trên địa bàn thành phố hiện có hơn 200.000 giếng khoan với tổng công suất khai thác trên 1 triệu m3/ngày đêm, gấp 5 lần so với quy hoạch.

Trong khi đó, năm 1999, toàn thành phố mới có khoảng 95.828 giếng khai thác nước ngầm, mật độ trung bình 46 giếng/km2. Như vậy, chỉ hơn 10 năm, thành phố đã có thêm hơn 100.000 giếng, chứng tỏ tình trạng lạm dụng khai thác nước ngầm đã đến mức báo động.

Theo các nhà khoa học, khai thác nước ngầm là cần thiết nhưng việc khai thác đó phải bảo đảm thời gian để lượng nước bù đắp lại. Với thực tế tại TP.HCM, do không đảm bảo được các yêu cầu trên nên mực nước ngầm ngày càng hạ thấp kéo theo hiện tượng lún mặt đất.

Từ năm 2000 đến nay mỗi năm tụt giảm từ 1,5 đến 2m. Các tầng chứa nước ngầm đang bị tụt giảm nghiêm trọng do tình hình khai thác nước ngầm tại thành phố hiện nay đã vượt mức 600.000 m3/ngày trong khi lượng nước bổ cập dưới 200.000 m3/ngày. Số liệu quan trắc của Liên đoàn Quy hoach và Điều tra tài nguyên nước miền Nam cho thấy, mực nước ngầm hạ thấp theo từng địa điểm. Ở Bình Chánh, Nhà Bè mỗi năm giảm từ 0,5 – 0,7m, ở huyện Củ Chi mỗi năm cũng giảm 0,8m.

Còn kết quả nghiên cứu “Quan trắc biến dạng mặt đất khu vực TP.HCM bằng kỹ thuật Insar vi phân” do Trung tâm Địa tin học (thuộc Khu công nghệ phần mềm ĐH Quốc gia TP) thực hiện cho thấy, nhiều khu vực tại thành phố đang bị lún cục bộ, tốc độ trung bình 10 mm/năm. Nhiều khu vực ở 17 quận, huyện có tốc độ lún trên 10 mm/năm. Đặc biệt, những khu vực đô thị hóa nhanh thuộc các quận 2, 6, 7, 8, 9, 12, Tân Phú, Bình Thạnh, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè có tốc độ lún trên 15 mm/năm. Điển hình như quận 6 (lún 5-20 cm/năm), quận Bình Tân (14 cm/năm), thị trấn An Lạc - quận Bình Tân (12 cm/năm). Dự báo đến năm 2020, nhiều khu vực ở TP độ lún tăng 12 - 22 cm. Sở TN&MT TP.HCM nhận định, mặt đất trên địa bàn thành phố đang bị biến dạng mạnh do mực nước ở các tầng khai thác bị giảm, phát triển đô thị, địa chất yếu...

Có giải pháp nhưng không dễ thực hiện

Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Đản, chuyên gia về tài nguyên nước, để khắc phục tình trạng lún đất do hạ thấp mực nước ngầm cần phải điều chỉnh lại hệ thống cung cấp nước ngầm, giảm công suất khai thác ở những nhà máy xảy ra tình trạng lún. Đồng thời khoanh vùng những khu vực hạn chế và cấm khai thác nước ngầm, lập bản đồ phân phân vùng cấm cũng như có giải pháp đồng bộ trong quy hoạch đô thị và quy hoạch hệ thống cấp nước.

Tuy nhiên, đây là việc làm không hề đơn giản bởi lẽ từ năm 2006, UBND TP. đã chủ trương khoanh vùng những khu vực hạn chế và cấm khai thác nước ngầm. Chủ trương là vậy nhưng người dân vẫn cứ tự ý khai thác nước ngầm bừa bãi không cấn biết hậu quả sẽ đi đến đâu.

Chính vì lẽ đó, theo các chuyên gia về Xử lý nước, tài nguyên nước thời gian tới, thành phố cần có biện pháp mạnh tăng cường kiểm tra, xử phạt nhằm bảo vệ nước ngầm. Và có lẽ, việc làm đầu tiên không thể bỏ qua là quản lý và kiểm soát chặt chẽ đối với đội ngũ làm công tác hành nghề khoan giếng dưới đất với các giải pháp kiểm tra thường xuyên giấy phép, chỉ cấp chứng chỉ hành nghề đối với những trường hợp đủ điều kiện và cam kết tuân thủ các quy định trong quá trình hành nghề. Khi quản lý được đội ngũ này, mới mong hạn chế được tình trạng khoan giếng bừa bãi.

Mặt khác, theo các nhà khoa học, giải pháp cơ bản nhất nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay là cần vận động người dân thu gom nước mưa để sử dụng, đồng thời bổ sung nhân tạo nguồn nước dưới đất bằng nguồn nước mưa. Đây cũng là cách để hạn chế việc khai thác nguồn nước ngầm, phục hồi cho các tầng trữ nước để phục vụ nhu cầu phát triển bền vững trong tương lai.




Trở lại      In      Số lần xem: 1718
Tin tức liên quan
  • Những lưu ý khi Màng RO bị nghẹt
  • Các phương pháp khử Amoni trong nước giếng, nước sinh hoạt hiểu quả
  • Cần thanh lý bộ sản phẩm máy lọc nước, Dây chuyền đóng chai tự động, thổi chai
  • Hướng dẫn làm giấy VSATTP và CBHQ sản phẩm trên các tỉnh thành phố
  • Lắp đặt dây chuyền lọc nước cho Học Viện Bóng Đá Hoàng Anh Gia Lai
  • Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng bình
  • Chuyên lắp đặt hệ thống lọc nước tinh khiết đóng bình, Dây chuyền lọc nước tinh khiết đóng bình
  • Lắp đặt dây chuyền lọc nước như thế nào cho đạt hiệu quả kinh tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt chất lượng hàng đầu.
  • Lọc nước phèn, chua, nước sinh hoạt gia đình
  • Máy lọc nước RO tốt nhất thị trường
Hỗ trợ trực tuyến
Chat Hỗ trợ KH


 

+84949 960 089

+855713288196

MR Phương

 

 

Công Ty TNHH MTV Xử Lý Nước Việt Mỹ
 
Địa Chỉ: 122/17 Miếu Gò Xoài, KP11, BHHA, Bình Tân, TPHCM
Điện Thoại: 0949 960 089 
Email: Xulynuocvietmysg@gmail.com
Website: locnuocvietmy.com
 Trực tuyến :  1
 Hôm nay:  87
 Hôm qua:  158
 Tuần trước:  1650
 Tháng trước:  4432
 Tất cả:  483082
Bản quyền thuộc về lọc nước việt mỹ
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Tiếp tục mua hàng
Mua hàng